Khi nghĩ về những thức quà độc đáo của Hà Nội, sẽ có một loạt hình ảnh và hương vị hiện lên trong tâm trí. Bánh cốm nổi bật trong số đó, được coi như một biểu tượng văn hóa đặc sắc và gu ẩm thực tinh tế của người hà thành khiến bất kì ai đặt chân tới đều muốn mua về làm sính lễ đám cưới hỏi, quà biếu tặng người thân, bạn bè, đối tác và người xa quê ở nước ngoài.
Bánh cốm Hà Nội
Bánh cốm Hà Nội
Một chiếc bánh cốm được đánh giá là đạt chuẩn và hoàn hảo là phải có lớp ngoài màu xanh tươi của lá mạ, nhìn bắt mắt, tinh tế giống như anh hoạ sĩ tài ba khéo léo pha màu. Khi cầm bánh trên tay chúng ta cảm nhận được độ mềm dẻo, có độ dính nhất định khi kéo giãn, tựa như kéo chiếc kẹo mạch nha vàng óng màu mật ong hay kẹo kéo mà khi còn nhỏ ai đó đổi bằng những lon bơ, lon bò, lông gà, lông vịt... Nhân đậu xanh bên trong có thể nhìn thấu phải là màu vàng tươi, được giã nhuyễn, dừa được xắt sợi để điểm xuyết.
Khi cắn một miếng chúng ta sẽ cảm thấy vị ngọt thơm thanh mát khó tả của đường kính trắng quyện với cái bùi bùi của đậu xanh nghiền nhuyễn, cái sần sật từ sợi dừa nạo, cứ thế tan dần trong miệng gây đê mê. Khoảnh khắc được thưởng thức trọn vẹn món bánh cốm ngon tuyệt trần ấy khiến chúng ta chỉ dám ăn từng chút một thật dè dặt, nhai thật chậm thong thả như kiểu rằng nếu ăn nhanh quá sẽ chẳng cảm nhận được cái vị ngọt ngào, mềm dẻo của bánh cốm.
Nguồn gốc và quy trình làm bánh cốm:
Theo các tài liệu được ghi chép lại thì bánh cốm có từ giữa thế kỷ 19. Công thức đầu tiên được tạo ra bởi một thành viên của gia đình Nguyễn Duy vào năm 1865 trên phố Hàng Than, lấy cảm hứng từ chiếc bánh chưng truyền thống. Cho đến nay có sự thay đổi để phù hợp hơn nhưng bí quyết thì vẫn được giữ nguyên.
Không chỉ cầu kỳ ở hình thức bề ngoài mà nguyên liệu đầu vào để làm bánh cốm cũng rất khắt khe. Có 4 nguyên liệu chính là cốm, đậu xanh, đường kính trắng, dừa nạo.
Cốm mềm thơm ngon phải đạt chất lượng lấy từ làng cốm Vòng hoặc làng Lủ ven Hà Nội nhưng trong nhiều năm trở lại đây do quá trình đô thị hoá còn ít đất nên lúa nếp để làm cốm chủ yếu nhập từ các tỉnh xung quanh như Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định…Cốm để làm bánh không phải làm từ lúa nếp non như nhiều người nghĩ mà là cốm già, nghĩa là thóc được thu hoạch đúng thời điểm hạt đã chắc xanh
Làm bánh cốm
Đậu xanh làm nhân là những hạt mẩy đều được chọn lọc kỹ, cho thêm dừa nạo và hạt sen trần
- Làm vỏ bánh: Cốm được ướp theo bí quyết gia truyền sau đó cho vào xào trên chảo nóng cùng với đường kính cho đến khi những hạt cốm quện lại với nhau nhưng vẫn phải giữ được màu xanh, gần xong thì cho vài giọt nước cất hoa bưởi vào để tạo thêm hương vị cho bánh.
- Làm nhân bánh: Đậu xanh đã tách vỏ được hấp chín, nghiền nhuyễn, sau đó trộn đều cùng đường cát trắng, dừa nạo, mứt hạt sen cho đồng nhất.
Trong các bước làm bánh thì công đoạn xào là quan trọng nhất vì nếu lửa để xào quá nhỏ thì bánh sẽ bị nhão còn lửa quá to sẽ bị khê khét có mùi.
- Gói bánh: Dùng giấy bóng kính hoặc giấy bóng cứng ( ngày xưa dùng tấm lá chuối tươi) phết một lớp dầu ăn lên trên chống dính, sau đó trải một lớp cốm đã xào đường vào, tiếp đến cho nhân đậu xanh vào giữa, cuối phủ một lớp cốm nữa. Làm đến đây thôi ngửi đã mê rồi chưa nói khi ăn. Tiếp theo là “hong” bánh trên mẹt tre để bánh ráo. Gấp 4 mép bánh, ép chặt lại rồi gói thành hình vuông. Cuối cùng đặt từng chiếc bánh vào chiếc hộp vuông màu xanh lá mạ.
Để làm ra được chiếc bánh với tiêu chí cốm xanh bao quanh ngoài, nhân đỗ vàng kết hợp dừa trắng, hạt sen bên trong, thơm phức mùi lúa mới thì người làm cốm phải có bí quyết riêng. Từ hạt cốm phải đạt độ dẻo thơm như nào, đỗ xanh mẩy ra sao, tỷ lệ đường cốm kết hợp thế nào, nhiệt độ xào bao nhiêu, cách đảo cốm sao cho ngon?
Cốm non
Tất cả các bước trên đều cần phải tỉ mỉ, công phu. Kết quả chiếc bánh có ngon hay không, hình thức có đẹp bắt mắt hay không, sẽ nói cho chúng ta biết về người thợ tạo ra chiếc bánh đó có đặt hết tâm huyết, có thực sự dành trọn cả trái tim cho chiếc bánh đó hay không. Mỗi hạt cốm được ví như ngọc xanh của đất trời nên bánh cốm chứa trong đó cả hương đồng gió nội, ôm trọn mùa thu, mang cả tình yêu của người thợ để kết thành chiếc bánh cốm ngọt lành.
Thời gian bảo quản bánh cốm:
Tuỳ vào thời tiết nóng hay mát mà bánh cốm có thể để được từ 3 - 5 ngày nhưng ngon nhất là ăn ngay sau khi bánh làm được vài giờ. Cầm chiếc bánh mỏng, mềm mại đưa vào miệng cắn từng chút thấy bánh dẻo quánh trong miệng dậy lên mùi thơm của cốm tươi, cùng nhân đậu xanh, dừa nạo, mứt bí.. ngọt mát cuốn hút, khiến người ăn chẳng nỡ lòng ăn nhanh hai ba miếng để hết ngay
Ý nghĩa của bánh cốm
Bánh cốm làm lễ vật cưới hỏi
Từ xưa đến nay thì bánh cốm là lễ vật không thể thiếu trong những dịp trọng đại trong lễ cưới hỏi của người Việt. Cùng với tráp trầu cau, tráp trà rượu thuốc, tráp hoa quả... nhà trai mang sang nhà gái trăm chiếc bánh cốm, trăm chiếc bánh xu xuê được cho trong những chiếc hộp vuông xanh, đặt lên tráp phủ lụa đào thật là đẹp cho mâm sính lễ.
Bánh phu thê có hình tròn tượng trưng cho trời, còn bánh cốm có hình vuông tượng trưng cho đất xanh màu mỡ tươi tốt, vừa mang nghĩa là “đất trời hoà hợp”, “thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, vừa là mong ước cuộc sống vợ chồng luôn thịnh vượng, ấm no, hạnh phúc, sinh con thuận lợi được “mẹ tròn con vuông”.
Bánh cốm
Mặt khác thì màu màu đỏ của bánh xu xuê kết hợp với màu xanh của bánh cốm, như mong đôi vợ chồng trẻ trăm năm hạnh phúc, tình cảm son sắt, bền chặt
Bánh cốm làm quà tặng người thân, bạn bè, đối tác, người xa quê
Sé là sự hạnh phúc và tuyệt vời khi những người thân, bạn bè và đối tác của bạn bất ngờ nhận được những chiếc bánh cốm xanh mềm dẻo, ngọt mát, thấm đượm mùa thu Hà Nội.
Cha mẹ, người thân ngồi quây quần bên nhau và cùng thưởng thức từng chiếc bánh cốm với ấm trà thơm thoang thoảng, tự nhiên trong lòng thấy khoan khoái, cảm giác nhẹ nhàng, xúc động khi thấy tấm lòng hiếu thảo của con cái, sự ấm áp của anh em dành cho nhau. Những giây phút này thì hạnh phúc ngay ở đây chứ tìm đâu xa.
Bạn bè, đối tác ăn những chiếc bánh cốm thấy dân dã, thú vị, cắn từng chút như đang trân trọng công sức của người nông dân làm ra hạt thóc “dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. Đặc biệt là với những người Việt Nam đang phải xa quê ở sống ở nước ngoài thì bánh cốm sẽ là thức quà đầy tình cảm gây ấn tượng mạnh với họ, làm vơi bớt nỗi nhớ quê hương đi phần nào.
Bánh cốm làm món ăn chơi
Còn gì tuyệt vời hơn khi có chiếc bánh cốm dẻo thơm được ăn khi thèm. Đây cũng là món ăn vặt được ông bà, bố mẹ mua cho con cháu khi mua quà vặt. Con cháu, bố mẹ cùng ông bà trò truyện vui vẻ, uống chén trà, thình thoảng cắn miếng bánh cốm…nghĩ thôi cũng thấy thích rồi!
Bánh cốm Vòng
Làng cốm Vòng được nhiều khách hàng tin tưởng, yêu mến lựa chọn khi mua bánh cốm và nhiều sản phẩm khác như cốm tươi, chả cốm, xu xê cốm, mochi cốm…trong khi có rất nhiều thương hiệu cốm khác.
Chính vì điều này mà bánh cốm được sản xuất số lượng lớn nhờ áp dụng máy móc với công nghệ hiện đại cho công đoạn xay cốm, xào cốm…đến gói bánh thì làm bằng tay. Tuy nhiên bánh vẫn giữ được trọn vẹn hương vị truyền thống đặc trưng với bí quyết gia truyền!
Điểm khác biệt của bánh cốm được sản xuất tại Làng cốm Vòng không phải do bánh có khối lượng, kích thước to hơn mà do có mùi vị thơm ngon. Từng chiếc bánh dẹt, mỏng mang màu xanh lá mạ tự nhiên chứ không xanh đậm, có thể nhìn rõ lớp nhân đậu xanh vàng óng bên trong. Căn miếng thấy dẻo mịn, ngọt thanh, trọn vị, đậm hương mùi cốm mới cuốn hút.
Nếu bạn đang muốn mua bánh cốm để thưởng thức hay làm quà biếu tặng ông bà, bố mẹ, người thân, bạn bè hay đối tác thì bánh cốm Làng cốm Vòng là một lựa không nên bỏ qua - Một địa chỉ luôn mang đến những chiếc bánh cốm lưu giữ hương vị truyền thống, chất lượng.