Liệu phụ nữ có thai nên hay không nên ăn mít? Ăn mít có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không? Chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này
Bà bầu có nên ăn mít
Mang thai là thời kỳ mà chị em phụ nữ ai cũng phải trải qua ít nhất một lần trong đời. Thời kỳ mang thai, các chị em thường sẽ gặp phải những thay đổi nhất định trong cơ thể. Không chỉ nội tiết tố thay đổi mà tính cách, khẩu vị cũng như rất nhiều thứ khác sẽ thay đổi làm cuộc sống của chị em gặp ít nhiều đảo lộn.
Nhiều món ăn vốn là khoái khẩu ngày trước sẽ không còn kích thích được khẩu vị nữa sau khi mang thai. Nhiều thói quen ngày còn con gái cũng sẽ tự nhiên biến mất sau khi làm mẹ. Những mùi hương ngày xưa là bình thường sẽ trở nên khó chịu hơn lúc thai nghén.
Những mẹ may mắn hơn thì không bị nghén khi mang thai mà còn ăn ngon, ngủ ngon hơn sau khi đã mang thai. Nhưng dù thai nghén khổ cực cách mấy thì trong thời gian chuyển mình lên một thiên chức mới, các mẹ hẳn luôn muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho mầm sống đang lớn lên trong mình.
Vì mẹ và con lúc này là một nên những món ăn nào nên và không nên ăn, những vị thuốc nào nên hay không nên uống, những thói quen nào nên và không nên giữ… tất cả đều sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng khi đã là mẹ.
Trong bài viết này, Chả cốm Mễ Trì sẽ giúp các chị em giải tỏa một vấn đề mà nhiều mẹ bầu thắc mắc. Đó là ăn mít. Liệu phụ nữ có thai nên hay không nên ăn mít? Ăn mít có ảnh hưởng gì đến thai nhi hay không? Chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này.
Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người là mẹ bầu không nên ăn mít vì nóng trong người không tốt cho thai nhi. Ăn mít chẳng những không làm cho mẹ bầu nóng mà còn mang lại rất nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe mẹ bầu cũng như quá trình phát triển của thai nhi; nhưng với điều kiện là ăn đúng cách.
Lưu ý đầu tiên cho việc ăn mít an toàn là múi mít sau khi được tách khỏi vỏ thì cần phải được đậy kín, không cho tiếp xúc trực tiếp với không khí lâu. Cách bảo quản mít đúng là sau khi bóc múi mít ra khỏi vỏ thì hãy dùng những tô hoặc đĩa, hộp bảo quản thực phẩm có nắp đậy và đậy kín lại ngay.
Hoặc nếu không thì dùng màng bọc thực phẩm chuyên dụng để bảo quán kín múi mít. Nếu mít không được đậy kỹ càng và để lâu ngoài không khí thì không chỉ mẹ bầu mà kể cả người thường cũng không nên ăn. Dân gian hay gọi là bị hôi gió, nên nếu ăn thì khả năng bị trúng thực là rất cao.
Bà bầu có nên ăn mít không
Trong mỗi múi mít chín, hàm lượng dinh dưỡng gồm có 0,6-1,5% protein, 11-14% glucid (là những đường đơn như fructose, glucose…), caroten, vitamin C, B2… cùng các khoáng chất như sắt, canxi và photpho…
Không chỉ múi mít mà cả hạt mít cũng có giá trị dinh dưỡng giàu có không thua các loại hạt và củ khác khi chứa tới 70% tinh bột, 5,2% protein, 0,62% lipid và 1,4% các chất khoáng. Hàm lượng protein và lipid như thế là đã hơn hẳn trong khoai, sắn.
Các bạn thấy đấy, hàm lượng dinh dưỡng như vậy thì nếu ăn đúng cách, mít thực sự rất bổ dưỡng cho sức khỏe của mẹ bầu cũng như thai nhi nên các mẹ không nên bỏ qua nhé! Với nhiều giống mít mới đa dạng như hiện nay nên chúng ta có thể yên tâm là được thưởng thức quanh năm chứ không phải chỉ vào mùa hè như trước đây.