Bạn mua cốm Hà Nội về và chưa thể dùng hết luôn được thì hãy xem bài viết này ngay để biết cách bảo quản cốm được chất lượng và thời gian lâu nhất nhé.
Cách bảo quản cốm tươi
Cốm Hà Nội
Mùa thu Hà Nội thường bắt đầu bằng những cơn gió hiu hiu mát mẻ, thời tiết dịu nhẹ dễ chịu khác hẳn với cái nóng gắt của mùa hè trước đó. Lúc này hầu hết mọi người ở Hà Nội, đặc biệt là những người phải đi xa thủ đô xao xuyến nhớ ngay đến cốm làng Vòng. Chỉ nghĩ đến thôi mà chẳng cần phải ăn đã thấy mùi thơm của lúa nếp non, dẻo bùi, màu xanh như ngọc bích của cốm, được gói trong những chiếc lá ráy xanh và bên ngoài là các tàu lá sen buộc bằng dây rơm dân giã.
Hiện nay cốm có quanh năm nhưng cốm vào đúng mùa thu thì được tiêu thụ nhiều nhất và cũng được đánh giá là cho chất lượng ngon nhất. Tuỳ vào mục đích sử dụng mà cốm được chế biến thành nhiều món như: “Thưởng thức trực tiếp cốm tươi mộc cùng chuối tiêu chín, hồng, cầu kỳ hơn nữa là xôi cốm hạt sen dẻo thơm. Cốm xào cho hương vị rõ nét về độ ngọt, ngậy dẻo. Bánh cốm uống cùng trà mạn cho hương ta sự mềm mịn, dẻo, hương thanh mát ngậy thơm, dịu nhẹ. Chả cốm và xúc xích cốm dẻo mềm, ngọt, béo ngậy, thơm thoảng hương cốm mộc…”. Mỗi cách chế biến sẽ cho chúng ta hương vị riêng, thơm ngon, khó quên.
Cốm Hà Nội
Nghề làm cốm rất vất vả, sự tỉ mỉ luôn được đặt lên hàng đầu, xưa có nhiều gia đình làm nhưng giờ thì nhiều người đã bỏ nghề, số lượng chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay nhưng các bí quyết để làm ra vẫn được giữ nguyên, khác xừa là có máy móc thì người làm cốm nhàn hơn một chút thôi
Cách làm cốm
Để làm ra hạt cốm tươi thì cần trải qua nhiều công đoạn nhưng tóm lại gồm các bước chính sau đây:
- Thu hoạch lúa nếp non:
Hà Nội giờ ít nơi trồng lúa nên lúa nếp non sẽ được mua từ các huyện ở ngoại thành như Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Nam Định…Lúa nếp non phải gặt từ sáng sớm, dùng máy tuốt lấy thóc, ngâm thóc để loại bỏ những hạt lếp và chuyển về xưởng để làm
- Rang và giã lúa
Thóc sẽ được rang khô để nguội, sau đó cho vào cối đá giã cho bong lớp vỏ trấu ra thì xúc ra sảy bỏ trấu rồi giã tiếp. Mỗi mẻ làm khoảng vài kg, giã phải đều, tuỳ vào độ non của lúa khi gặt mà giã nhưng trung bình là 7 lần.
Cốm làng Vòng
- Phân loại cốm
Khi lúa đã hết vỏ trấu, cám thì chúng ta sẽ thu được cốm tươi. Lúc này người thợ sàng tiếp để phân loại và dựa vào độ dẻo, mỏng, mềm…để chia làm 3 loại là: Cốm đầu nia (cốm giót), cốm non và cốm già. Việc phân loại này dựa
Cốm sau khi được phân loại thì sẽ được các bà, chị em gói lại từ 100gram đến 500 gram/gói. Một gói cốm sẽ có 2 lớp: Lớp trong cùng tiếp xúc với cốm là 1 lớp lá ráy giúp cốm giữ ẩm và mát, ngoài cùng là 1 lớp lá sen. Người ta không gói lá sen trực tiếp vào cốm bởi vì lá sen nóng làm cốm khô.
Cách bảo quản cốm
Bạn mua cốm về và chưa dùng hết ngay được trong ngày thì hãy để trong ngăn mát tủ lạnh giúp cho cốm tươi có thể bảo quản được 2 ngày.
Cách bảo quản cốm Hà Nội
Nếu muốn để lâu hơn khoảng 6 tháng thì bạn bỏ lá ráy ra, cho vào túi zip, nilon hoặc hút chân không là tốt nhất, rồi để vào tủ đông chuyên dụng. Đây là lý do giải thích tại sao cốm chỉ có 2 vụ làm cốm là vụ chiêm (khoảng tháng 3 và tháng 4 âm lịch) và mùa cốm chính (tháng 7 đến tháng 10 âm lịch) nhưng lại được bán quanh năm.
Trước khi bán thì cốm sẽ được rã đông, xịt thêm một chút nước lọc cho mềm và giã lại bằng cối cho mềm dẻo là được
Cách rã đông cốm thì có nhiều cách: Nếu không vội thì bạn cho vào ngăn mát tủ lạnh, muốn nhanh hơn thì chỉ cần bỏ ra nhiệt độ thường và phủ lên trên bằng 1 chiếc khăn sạch. Nhanh siêu tốc thì bạn cần đặt trước quạt khoảng 5 phút, bóp tơi sẽ khiến cốm lại mềm dẻo ra gần như ban đầu.