Cách Nấu Chè Cốm Ngon

Chè cốm không chỉ là một món ăn ngon mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa và tinh thần của người dân thủ đô.

Cốm - một món ăn truyền thống của Hà Nội với hương vị đặc biệt và lịch sử từ lâu đời. Trong đó, chè cốm là món ăn không thể thiếu khi nhắc đến những món ăn đặc trưng khi các du khách đặt chân đến mảnh đất Hà Thành. Cùng Chả Cốm Mễ Trì khám phá hương vị quen thuộc này nhé!

 

Chè cốm

 

Hà Nội nổi tiếng nhất là thương hiệu cốm Mễ Trì hoặc cốm Làng Vòng bởi sự dẻo bùi của lúa nếp non. Chè cốm là món ăn truyền thống của người Hà Nội. Sản phẩm này được làm từ cốm kết hợp một loại nếp xanh non được bọc trong lá chuối (lá sen) được hấp chín. 

 

Mỗi người sẽ có các công thức chế biến khác nhau nhưng điểm giống nhau là gì bạn biết không? Là cái hồn của món ăn - cái hồng người Việt - những con người giản dị, chân chất. Chè cốm có hương vị khác với các loại chè mà bạn từng ăn. Những hạt cốm xanh hòa quyện cùng hương lá dứa thơm nức mũi tăng thêm bội phần.

Cách nấu chè cốm

Chè cốm được chế biến từ các nguyên liệu tự nhiên - sản phẩm thuần túy của người nông dân, đảm bảo an toàn và hương vị thơm ngon. Cách chế biến món chè cốm vô cùng đơn giản dễ làm, hãy tham khảo nhé!

Nguyên liệu nấu chè cốm:

- Cốm khô: 200g 1 gói cốm khô (nên mua ở các siêu thị lớn hoặc cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng). Nếu khẩu phần dành cho nhiều người ăn, bạn có thể chuẩn bị phần cốm này tăng lên.

- Đường: 200g, có thể dùng đường kính, đường cát hay đường phèn tùy nhu cầu của bạn

- Bột sắn: 2 thìa cafe, có thể thay thế bột sắn bằng bột năng trong trường hợp bạn không kịp chuẩn bị nhưng bột sẵn vẫn là sự lựa chọn tốt nhất

- Lá dứa tươi: 2-3 lá. chọn loại lá dứa già, không bị dập hoặc bị sâu 

- Nước cốt dừa: 300-400ml. Nước cốt dừa bạn có thể mua loại đóng lon ở trong các siêu thị

- Đỗ xanh (hạt sen hoặc gừng): 50g. Phần đỗ xanh chỉ là điểm qua nên không cần chuẩn bị quá nhiều (dễ bị ngán)

Cốm mua về rửa sạch nhặt hết sạn và để ráo nước. Hãy chú ý mua cốm vào buổi sáng bởi nó đảm bảo độ tươi ngon của cốm mới.

Nấu chè cốm như sau:

Bước 1: Chuẩn bị cốm

Ngâm cốm qua với nước để cốm mềm khoảng 3-5 phút. Nếu bạn mua gói cốm đóng sẵn thì không cần phải thực hiện bước loại bỏ vỏ trấu. Đừng ngâm cốm quá lâu tránh bị nhão nát.

Chuẩn bị cốmBước 2: Chuẩn bị các nguyên liệu khác

- Lá dứa: Rửa sạch rồi cho vào xay nhuyễn với một bát nước. Sau đó, lấy nước cốt và bỏ bã

- Bột sắn dây: cho bột vào bát con rồi cho ½ chén nước. Hòa tan chỗ bột sắn với nước

- Đỗ xanh (hạt sen hoặc gừng): Đãi vỏ và ngâm khoảng 2 tiếng trước khi nấu

Bước 3: Nấu chè cốm

Pha nước đường kính trắng và lá nếp cho vào nồi nấu cho tan đường

Cho đỗ xanh vào nồi nấu đun sôi với lửa nhỏ cho thêm chút muối và lá dứa để ăn có vị ngọt thanh hơn. Nấu đến cho khi đậu nhừ thì bạn cho phần cốm đã ngâm vào đun cùng.

Nấu chè cho đến khi sệt lạiKhi nồi chè cốm đã đun sôi thì khoảng 3 phút sau cho phần bột sắn vào đun cùng. Nhẹ nhàng hòa nước sắn dây cho vào để có độ sệt rồi tắt bếp.

Bước 4: Hoàn thiện và trưng bày 

Chờ chè cốm nguội, bạn múc chè ra bát (có thể thêm một vào topping: nước cốt dừa, thạch, trân châu…)

Bạn có thể thưởng thức vào những ngày hè oi bức. ly chè cốm lạnh, thanh mát cùng nước cốt dừa có thể xua tan cơn nóng mùa hè gắt ở Hà Nội. Để rồi ai đi xa cũng nhớ, nhớ màu xanh tươi non của cốm, nhớ hương thơm của chè cốm từ những gánh hàng rong của cô bán hàng trên từng con phố nhỏ.

Trưng bày sản phẩm>>> Tìm hiểu ngay:

- Chả cốm ước lễ thơm ngon chuẩn vị Hà Thành

- Xúc xích cốm ức gà tốt cho sức khỏe

- Bánh cốm Hà Nội ngon - rẻ - chất lượng bạn đã biết chưa?

Cách nấu chè cốm Mễ Trì như trên có phải vô cùng dễ dàng phải không? Để tránh nắng nóng của mùa hè oi bức này, hãy nhanh tay chuẩn bị nguyên liệu để vào bếp nấu món chè ngon này cho cả gia đình thôi nào!

 
Các bài viết khác